災害について知る

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa

Thảm họa không biết khi nào sẽ xảy ra.
Cần phải chuẩn bị sẵn sàng từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Chuẩn bị đồ vật

Khi thảm họa xảy ra, điện, ga và nước có thể ngừng hoạt động.
Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi sẽ bán hết thực phẩm ngay lập tức.
Cửa hàng cũng hầu hết đóng cửa.
Việc chuẩn bị thức ăn, v.v... để sẵn sàng cho thảm họa được gọi là “Dự trữ (Bichiku)” trong tiếng Nhật.
Hãy chuẩn bị những thứ cần thiết để sinh hoạt cho 3 ngày, nếu có thể thì cho 1 tuần.

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa

Đồ uống/đồ ăn

  • Nước uống: 3 lít/người/ngày

  • Đồ ăn: Cơm (*cơm Alpha, v.v...), mì ly, đồ hộp, thực phẩm đóng gói sẵn, nước ép rau củ, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (đồ ăn dễ cung cấp chất dinh dưỡng), chocolate, v.v...

    * Cơm có thể ăn được ngay sau khi thêm nước nguội hoặc nước sôi

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa

Những thứ cần cho việc sinh hoạt

  • Nước sử dụng để sinh hoạt: Trữ nước trong chai nhựa lớn hoặc bồn tắm

  • Nhà vệ sinh dùng khi khẩn cấp, giấy vệ sinh

  • Bếp gas mini, bình gas

  • Đèn pin

  • Thuốc đang uống thường xuyên

  • Quần áo thay, đồ lót

  • Ắc quy, pin cho điện thoại di động, v.v...

Những thứ tiện lợi khi có nó

  • Túi nhựa, túi đựng rác

  • Màng bọc

  • Túi giữ ấm dùng một lần

  • Bật lửa

  • Khăn giấy, khăn giấy ướt

  • Radio

Hãy mua những đồ thường xuyên sử dụng như đồ ăn, pin, màng bọc, băng vệ sinh, tã lót, kính áp tròng, bình gas, v.v... nhiều một chút và sử dụng những đồ đã cũ đi.

Website phòng chống thảm họa Tokyo - Phiên bản tiếng Anh tờ rơi hãy tiến hành “Dự trữ từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày” (tiếng Nhật/tiếng Anh)

Hướng dẫn Dự trữ Tokyo (tiếng Nhật/tiếng Anh)

Những thứ cần mang đến trung tâm sơ tán

Khi không thể ở trong nhà do thảm họa thì sẽ đến trung tâm sơ tán.
Hãy cho những thứ cần mang đến trung tâm sơ tán vào trong ba lô phòng khi xảy ra thảm họa, để ở trạng thái sao cho có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào.
Hãy xem trang tiếp theo để biết thông tin chi tiết.

Về trung tâm sơ tán (8 ngôn ngữ)

Chuẩn bị trong nhà

Khi động đất xảy ra, có thể sẽ bị thương tích do đồ gia dụng ngã đổ hoặc đồ vật rơi xuống.
Bên trong nhà cũng hãy chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa.

Đồ gia dụng

Thay đổi vị trí của đồ gia dụng đối những trường hợp sau đây.

  • Đồ gia dụng ở vị trí sẽ ngã đổ xuống giường.

  • Khi đồ gia dụng ngã đổ, cửa sẽ không thể mở được hoặc hành lang sẽ không thể đi qua được.

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa

Bố trí sao cho những đồ gia dụng lớn không thể di chuyển được.

  1. Giữ lại bằng chốt

  2. Giữ lại bằng cột chống đỡ

  3. Đặt lên tấm dính

  4. Giữ lại bằng dây xích

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa

Kệ

  • Những đồ vật nhẹ thì đặt ở trên, những đồ vật nặng thì đặt ở dưới. Trong trường hợp xảy ra động đất, sự rung lắc của những thứ bên trong sẽ nhỏ lại.

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa

Kính cửa sổ

  • Dán màng phủ chuyên dụng trên cửa sổ. Khi kính vỡ sẽ không bị bắn tung tóe.

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa

Chỗ ngủ

  • Đặt ba lô phòng khi xảy ra thảm họa ở gần.

  • Đặt dép và giày bên cạnh ở gần để có thể chạy trốn bất cứ lúc nào.

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa

Hãy xem trang tiếp theo để biết thông tin chi tiết.

Website phòng chống thảm họa Tokyo - Biện pháp phòng ngừa đồ gia dụng các loại tại nhà mình ngã đổ/rơi rớt/di chuyển (tiếng Nhật)

NHK - Có thể làm ngay bây giờ! Giới thiệu các biện pháp ứng phó động đất trong nhà bằng hình minh họa(tiếng Nhật)

Những điều cần quyết định với người trong gia đình

Trong trường hợp xảy ra thảm họa, điện thoại có thể sẽ không kết nối được.
Tàu điện có thể sẽ ngừng hoạt động, đường sá có thể sẽ không thể đi được và có thể sẽ không thể di chuyển được tự do.
Hãy thảo luận cùng với người trong gia đình để quyết định địa điểm sẽ sơ tán đến và cách thức liên hệ trong trường hợp xảy ra thảm họa.

Địa điểm sơ tán

Xem bản đồ nguy cơ, v.v... và quyết định địa điểm sơ tán.
Bản đồ nguy cơ sẽ khác nhau đối với từng thảm họa như bản đồ nguy cơ lũ lụt sông ngòi, bản đồ nguy cơ động đất, v.v...
Hãy quyết định sẽ chạy trốn đi đâu tùy vào thảm họa.
Hãy xem website dưới đây để biết thông tin chi tiết.

Về bản đồ nguy cơ lũ lụt sông ngòi (8 ngôn ngữ)

Phương pháp liên lạc

Hãy quyết định phương pháp liên lạc với người trong gia đình trong trường hợp xảy ra thảm họa để cho biết có an toàn hay không và đang ở đâu, v.v...

  1. Điện báo thảm họa (171):

    Đây là số điện thoại có thể sử dụng trong trường hợp xảy ra thảm họa.
    Gọi 171 và ghi âm lại nội dung muốn truyền đạt.
    Những người trong gia đình biết được số điện thoại của bạn có thể nghe được nội dung ghi âm đó.
    Có thể luyện tập vào ngày 1 và ngày 15 hàng tháng.
    Hãy xem website sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.

    NTT EAST Disaster Emergency Message Dial (171) (tiếng Anh)

  2. Bảng tin báo khi thảm họa của Web:

    Đây là website có thể sử dụng trong trường hợp xảy ra thảm họa.
    Lưu văn bản muốn truyền đạt lên website.
    Những người trong gia đình biết được số điện thoại của bạn có thể xem được nội dung của văn bản đó.

    NTT East/NTT West - Bảng tin báo khi thảm họa(web171) (Có dịch tự động [tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc])

Chuyên mục: Hãy tham gia diễn tập phòng chống thảm họa

Tại Nhật Bản, các cuộc diễn tập phòng chống thảm họa được tổ chức tại thị trấn, trường học và công ty nơi đang sinh sống.
Trong các cuộc diễn tập phòng chống thảm họa sẽ luyện tập những hành động cần thực hiện trong trường hợp xảy ra thảm họa và cách chạy trốn, v.v...
Ngoài ra, sẽ trải nghiệm mức độ rung lắc khi có động đất xảy ra bằng xe mô phỏng động đất (loại xe đặc biệt có thể tạo ra sự rung lắc của động đất), học cách sử dụng bình chữa cháy và AED cũng như cách gọi điện thoại khi khẩn cấp, v.v...
Hãy tham gia các cuộc diễn tập phòng chống thảm họa tại thị trấn, trường học và công ty nơi đang sinh sống.
Ngoài ra, có thể trải nghiệm phòng chống thảm họa bằng tiếng Anh, v.v... tại Bảo tàng phòng chống thảm họa.

Sở Cứu hỏa Tokyo - Trung tâm giáo dục phòng chống thảm họa cư dân thủ đô - Bảo tàng phòng chống thảm họa(tiếng Nhật/tiếng Anh)

Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa