
8 Nơi ở
-
-
Khi bạn rời khỏi nhà trong thời gian dài, hãy thực hiện những việc sau.
- Ngắt cầu dao điện.
- Khóa van gas chính.
-
Có thể sẽ có người tìm bạn và liên hệ với trụ sở chính quyền địa phương.
Nếu bạn dự định rời khỏi nhà một khoảng thời gian dài, hãy thông báo cho trụ sở chính quyền địa phương.
Khi bạn rời khỏi nhà trong thời gian dài hoặc chuyển nơi ở, hãy thực hiện các thủ tục sau đây tại trụ sở chính quyền địa phương ở nơi bạn đang sinh sống và ở nơi bạn chuyển đến. -
Khi bạn rời khỏi nhà, hãy nhớ thỉnh thoảng quay lại khu vực bạn từng sinh sống để kiểm tra thông báo từ trụ sở chính quyền địa phương. Vui lòng kiểm tra thông báo từ trụ sở chính quyền địa phương qua thư bưu điện gửi về nhà. Ngoài ra, hãy xem bảng thông tin ở trung tâm sơ tán (hinanjo) gần đó hoặc hỏi nhân viên của trung tâm sơ tán để biết thêm thông tin.
-
-
-
Đây là hệ thống “Đánh giá mức độ nguy hiểm khẩn cấp (oukyuu kikendo hantei)” dùng để thông báo cho bạn về mức độ nguy hiểm của ngôi nhà.
Sau khi xảy ra động đất lớn, chuyên viên đã đăng ký với Chính quyền Tokyo sẽ đến kiểm tra xem nhà bạn có nguy hiểm hay không và dán giấy kết quả lên nhà (có 3 loại giấy là đỏ, vàng, xanh lá).
Nếu giấy này được dán, hãy tuân theo hướng dẫn trên giấy.- Màu đỏ:
Nguy hiểm, không được vào nhà.
- Màu vàng:
Hãy thật thận trọng khi đi vào nhà.
- Màu xanh lá:
Ngôi nhà này bị hư hại nhẹ. Có thể vào nhà.
☞ Giải thích thuật ngữ : Đánh giá mức độ nguy hiểm khẩn cấp
- Màu đỏ:
-
Bạn sẽ không biết ngôi nhà của mình có an toàn hay không cho đến khi giấy đánh giá được dán lên.
Vui lòng cố gắng đến mức có thể không vào nhà cho đến khi giấy này được dán lên. -
Việc đánh giá mức độ nguy hiểm khẩn cấp không biểu thị vấn đề tiếp tục sử dụng sau này của ngôi nhà. Ngoài ra, đánh giá này không liên quan đến việc kiểm tra thiệt hại để xin Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa (risai shoumeisho).
Bất kể kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm khẩn cấp như thế nào, nếu nhà bạn bị hư hại, hãy đến phòng trụ sở chính quyền địa phương để xin Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa và lập kế hoạch sửa chữa nhà.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với trụ sở chính quyền địa phương.
Để biết thông tin về Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa, vui lòng xem phần 9-2.
-
-
-
Trước khi dọn dẹp hoặc sửa chữa nhà, hãy chụp ảnh những nơi bị hư hại, mức độ hư hại của ngôi nhà và độ cao nước dâng đến. Việc chụp ảnh sẽ giúp ích cho việc xin Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa (risai shoumeisho) và tiền bảo hiểm.
Hãy chụp ảnh bên ngoài và bên trong ngôi nhà.
Chụp ảnh toàn cảnh ngôi nhà, những nơi bị hư hại, những nơi nước dâng đến.Ảnh chụp bên ngoài nhà- Chụp ảnh toàn cảnh ngôi nhà từ 4 phía.
- Khi nước tràn vào nhà, hãy chụp ảnh thể hiện độ cao của nước.
<Ví dụ>-
Sử dụng thước (thước dây) để đo độ cao từ mặt đất đến vị trí nước đã dâng đến.
-
Chụp ảnh độ cao nước dâng cao bằng thước (thước dây) và cả ảnh chụp từ xa.
Chụp ảnh có cả người để dễ dàng so sánh độ cao nước dâng đến.
Ảnh chụp bên trong nhà-
Chụp ảnh toàn cảnh căn phòng, bao gồm cả những nơi bị hư hại.
-
Chụp riêng những vị trí bị hư hại.
-
Liên hệ tư vấn với trụ sở chính quyền địa phương để nhận được Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa.
Cần có Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa để nhận được hỗ trợ từ Chính phủ và chính quyền địa phương.
Để biết thông tin về Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa, vui lòng xem phần 9-2. -
Nếu ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, bạn có thể vay tiền để xây dựng lại nhà. Vui lòng trao đổi với trụ sở chính quyền địa phương.
-
Khi sửa nhà, hãy kiểm tra kỹ hợp đồng ghi rõ các hạng mục và chi phí thi công trước khi thi công. Hãy cẩn thận để không bị lừa đảo khi vội vàng muốn sửa nhà nhanh.
-
Nếu bạn không biết nên nhờ ai sửa chữa hoặc cảm thấy lo lắng, hãy trao đổi với trụ sở chính quyền địa phương.
-
-
-
Sau những thảm họa lớn, vấn đề tiền bạc có thể xảy ra với việc xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, v.v...
(Ví dụ: Sau khi kiểm tra mái nhà miễn phí, họ nói rằng cần sửa chữa chống thấm dột và yêu cầu ký hợp đồng với giá cao.)Ngay cả khi có người đến đề nghị thi công hoặc sửa chữa nhà, đừng vội vàng đưa ra quyết định.
Nếu bạn gặp khó khăn, hãy trao đổi với cảnh sát, trụ sở chính quyền địa phương, hoặc hàng xóm, v.v... -
Ngay cả sau khi ký hợp đồng, bạn vẫn có thể được hoàn tiền trong một số trường hợp. Vui lòng liên hệ theo số điện thoại bên dưới.
■Trung tâm tổng hợp về sinh hoạt và tiêu dùng TokyoSố điện thoại: 03-3235-1155 (hỗ trợ 5 ngôn ngữ)
Tư vấn không mất phí. Bạn cần thanh toán cước phí điện thoại.https://www.shouhiseikatu.metro.tokyo.lg.jp/sodan/sodan_foreign.html(Chỉ có tiếng Nhật)
-
-
-
“Bạt xanh dương” (blue sheet) là loại bạt được làm từ nhựa tổng hợp như polyethylen, v.v...
Khi mái nhà bị hư hại, bạn có thể che phủ phần bị hư hại bằng bạt xanh dương để ngăn nhà dột do mưa. -
Khi thảm họa xảy ra, bạt xanh dương có thể được phân phát tại các trụ sở chính quyền địa phương.
Vui lòng liên hệ với trụ sở chính quyền địa phương. -
Nếu cảm thấy khó khăn khi tự phủ bạt mái nhà, vui lòng liên hệ với trụ sở chính quyền địa phương hoặc trung tâm tình nguyện viên thảm họa.
Một số người sẽ giả mạo là người có chuyên môn và cố gắng bắt bạn trả chi phí cao. Hãy cẩn thận đề phòng.
-
-
Nếu để nguyên như vậy, nấm mốc sẽ phát triển.
Cần tháo dỡ sàn nhà, chiếu tatami, v.v... và để khô khu vực dưới sàn.
Việc này đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn nên hãy nhờ người có chuyên môn thực hiện.
Hãy thử liên hệ với trụ sở chính quyền địa phương hoặc trung tâm tình nguyện viên thảm họa để được tư vấn.
Một số người sẽ giả mạo là người có chuyên môn và cố gắng bắt bạn trả chi phí cao. Hãy cẩn thận đề phòng. -
-
Sau thảm họa lớn, trụ sở chính quyền địa phương, v.v... thường dựng lên “nhà ở tạm thời” cho người dân ở trong một thời gian.
Vui lòng liên hệ với trung tâm sơ tán (hinanjo) hoặc trụ sở chính quyền địa phương.☞ Giải thích thuật ngữ : Nhà ở tạm thời
-
Ngoài nhà ở tạm thời, bạn cũng hãy cân nhắc đến nơi bạn muốn sống như nhà họ hàng, người quen hoặc nhà cho thuê, v.v...
Vui lòng xem trang sau đây để biết thêm chi tiết. (4 ngôn ngữ)
■Nhà ở tạm thời Tokyo (Văn phòng Chính sách nhà ở Tokyo)https://www.juutakuseisaku.metro.tokyo.lg.jp/about/leaflet_tokyokari.html(Tiếng Nhật)
https://www.juutakuseisaku.metro.tokyo.lg.jp/about/pdf/leaflet_tokyokari_A4_en_01.pdf(Tiếng Anh)
-
-
-
Hãy liên hệ với trụ sở chính quyền địa phương để nhận “Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa (risai shoumeisho)”. Cần có Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa để nhận được hỗ trợ từ Chính phủ và chính quyền địa phương.
Để biết thông tin về Giấy chứng nhận thiệt hại do thảm họa, vui lòng xem phần 9-2. -
Dưới đây là những hỗ trợ dành cho người gặp khó khăn do nhà cửa bị hư hại.
-
Tiền hỗ trợ tái thiết cuộc sống cho nạn nhân thảm họa: Hỗ trợ số tiền cần thiết cho sinh hoạt
☞ Giải thích thuật ngữ:Tiền hỗ trợ tái thiết cuộc sống cho nạn nhân thảm họa
-
Tiền vốn hỗ trợ sau thảm họa: Cho vay số tiền cần thiết cho sinh hoạt
☞ Giải thích thuật ngữ:Tiền vốn hỗ trợ sau thảm họa
-
Vay vốn khôi phục nhà ở sau thảm họa: Cho vay số tiền cần thiết để xây lại nhà
☞ Giải thích thuật ngữ:Vay vốn khôi phục nhà ở sau thảm họa
Để biết thêm thông tin, vui lòng xem “Các hỗ trợ về tài chính có thể áp dụng khi xảy ra thảm họa”
☞ Giải thích thuật ngữ:Các hỗ trợ về tài chính có thể áp dụng khi xảy ra thảm họa
-
-
Khoản vay tài chính có thể nhận được sẽ khác nhau tùy thuộc trụ sở chính quyền địa phương. Vui lòng trao đổi với trụ sở chính quyền địa phương.
-
Khi nhà cửa bị hư hại do động đất, nếu có tham gia bảo hiểm động đất, bạn có thể nhận được tiền bảo hiểm.
Hãy xác nhận với công ty bảo hiểm và thực hiện thủ tục.
-
-
Đối với những người đang trả khoản vay nợ mua nhà mà nhà bị hư hại do thảm họa, sẽ có chế độ hỗ trợ giảm nợ.
Vui lòng liên hệ với ngân hàng và trụ sở chính quyền địa phương. -
Người dân sống ở đó sẽ cùng nhau thảo luận và quyết định xem nên phục hồi khu vực như thế nào.
Sau đó, các công trình sẽ được xây dựng.
Trong một số trường hợp, người từ trụ sở chính quyền địa phương sẽ cùng tham gia thảo luận.
Việc thảo luận có thể mất vài năm.
Nếu người dân sớm thống nhất ý kiến, các công trình có thể được xây dựng nhanh chóng.
Hãy cùng nhau hợp tác thảo luận.