クローズアップ
Tổ chức phi lợi nhuận Adovo Học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học sẽ hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng đồng trang lứa, hướng đến một “Xã hội cùng sinh sống”

Tổ chức phi lợi nhuận Adovo là tổ chức bao gồm các học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học. Tổ chúc đang hoạt động tập trung vào “Lớp học tiếng Nhật”, “Buổi giao lưu/hội thảo” và “Hoạt động phổ biến thông tin” để cho cuộc sống sinh hoạt của những người nước ngoài đồng trang lứa đang làm việc (hoặc sẽ làm việc từ bây giờ trở đi) với tư cách là thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản trở nên thú vị hơn. Số lượng thành viên hiện tại của tổ chức là hơn 120 người, hiện tại tổ chức đang có các chi nhánh ở khu vực Kanto, khu vực Chubu và khu vực Kansai, v.v., đang mở rộng quy mô hoạt động hơn nữa. Vào năm 2020, chúng tôi đã nói chuyện với người đại diện là anh Shugo Matsuoka, người đã thành lập tổ chức này khi đang học năm thứ 1 trung học phổ thông.
Thực tập sinh kỹ năng là những người đồng trang lứa với chúng ta, và thực tế là họ tồn tại xung quanh chúng ta

Anh ấy nói rằng nguyên cớ thành lập Tổ chức phi lợi nhuận Adovo (sau đây gọi tắt là “Adovo”) là khi thầy Thích Tâm Trí, một vị trụ trì người Việt Nam đến trường dạy tiếng Việt với tư cách là một giảng viên đặc biệt.
Anh Matsuoka nói “Thầy Tâm Trí, trụ trì của ‘Chùa Daion-ji’, tỉnh Saitama là người đang hỗ trợ cho nhiều thực tập sinh kỹ năng người Việt Nam. Tôi đã sốc khi thấy các thực tập sinh kỹ năng đồng trang lứa với mình bị đối xử bất công. Vì chưa từng có cơ hội tiếp xúc trước đó nên tôi hầu như không biết gì về thực tập sinh kỹ năng. Nghĩ kỹ thì mới nhận ra thực tập sinh kỹ năng là những người đã làm ra quần áo, đồ ăn, nhà cửa, v.v. cho chúng ta, thực tế thì họ tồn tại xung quanh chúng ta. Có một số nhà máy ở phía đối diện với nhà ga của địa phương tôi, có rất nhiều thực tập sinh kỹ năng đang ở đây. Mặc dù ở gần gũi xung quanh nhưng khi đó tôi đã không biết sự tồn tại đó. Sau đó, tôi đã dành khoảng sáu tháng để đọc sách báo và nghiên cứu nhiều thứ. Tôi đã muốn mình làm một điều gì đó và nghĩ rằng nếu là lớp học tiếng Nhật thì mình có thể thực hiện được. Vì vậy, tôi đã liên hệ với bạn mình và hai chúng tôi thành lập tổ chức”. Anh đã cười và nói rằng vì năm 2020 là thời điểm xảy ra đại dịch virus corona, trường học thì tổ chức học trực tuyến, hoạt động câu lạc bộ cũng không được tổ chức nên tôi cũng đã có thời gian để thực hiện.
Triết lý của Adovo là “Xã hội cùng sinh sống, cùng học tập, cùng tồn tại”.
“Tôi đã theo học tại một trường Phật giáo dành cho cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Triết lý của trường học này cũng đã có câu ‘Cùng sinh sống’. Đây là từ đầu tiên mà tôi đã nghĩ đến khi muốn bắt đầu hoạt động. Tôi nghĩ nó có nghĩa là khiêm tốn tiếp nhận ý kiến của đối phương và tôn trọng lập trường cũng như suy nghĩ của đối phương”.
Tên Adovo của tổ chức là một từ được ghép từ các từ “Adolescence” có nghĩa là “Thời kỳ thanh thiếu niên” và “Advocate” có nghĩa là “Chủ trương”, mạnh dạn mở rộng hoạt động bằng cách tận dụng sức mạnh của tuổi trẻ.
“Xã hội cùng sinh sống” mà các thành viên là học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học hướng đến

Adovo có 122 thành viên là học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học từ khắp nơi trên toàn Nhật Bản và từ nước ngoài, trong đó có khoảng 70% là học sinh trung học phổ thông. (Thời điểm tháng 2 năm 2024). Có vẻ như nhiều người tham gia tổ chức vì “Muốn giao lưu quốc tế”, mỗi thành viên trong tổ chức đều vừa cân bằng việc học vừa hoạt động hướng đến mục tiêu tạo ra một “Xã hội cùng sinh sống”.
Hiện tại chúng tôi có 7 đội nhóm, các thành viên trực thuộc một trong các đội nhóm: khu vực Kanto, khu vực Chubu, khu vực Kansai, Ủy ban Hội thảo, Ủy ban Giao lưu, Ủy ban Lớp học tiếng Nhật và Ban Thư ký.
Adovo có nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ, thành viên có thể lựa chọn hoạt động dựa trên sở thích và mối quan tâm của mình như hội thảo quốc tế, buổi giao lưu, lập kế hoạch du lịch, hội thảo trực tuyến tại tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và lớp học tiếng Nhật, v.v. Thông qua những trải nghiệm quý báu không thể nào có được trong cuộc sống học đường thông thường, nhiều thành viên nói rằng họ có thể suy nghĩ về ý nghĩa của từ “Cùng sinh sống” theo cách riêng của mình. Một thành viên nhận xét rằng “Vừa hỗ trợ những người nước ngoài đồng trang lứa, vừa mang lại kiến thức cho các thành viên chúng tôi chính là điểm mạnh của tổ chức này”.
Và Adovo còn có hệ thống đào tạo trực tuyến e-learning độc đáo, ngân hàng tài liệu giảng dạy có thể sử dụng trong các bài giảng tiếng Nhật, v.v., cơ chế hỗ trợ được trang bị đầy đủ. Anh Matsuoka cũng chính là người đã tạo ra những hệ thống đó.
“Để đảm bảo trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, các thành viên sẽ phải tham gia khóa đào tạo trực tuyến e-learning khi tham gia tổ chức hoặc khi tham gia một hoạt động cụ thể. Đào tạo là điều mà tổ chức của chúng tôi tự hào. Phải mất một thời gian để tạo ra được hệ thống. Tuy nhiên, một khi đã hoàn thành thì nó hoạt động hiệu quả”.
Lớp học tiếng Nhật vui nhộn, học hỏi từ chính những người đồng trang lứa


Lớp học tiếng Nhật được tổ chức cả trực tiếp và trực tuyến. Lớp học tiếng Nhật trực tiếp được tổ chức trong công ty sau giờ làm việc hoặc tại các cơ sở đào tạo sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản theo yêu cầu của doanh nghiệp, v.v. Lớp học tiếng Nhật trực tuyến được tổ chức hầu như mỗi ngày với hình thức một kèm một, có thể tham gia từ bất cứ nơi nào bao gồm cả các thực tập sinh kỹ năng ở địa phương. Có vẻ như đôi khi cũng nói chuyện phiếm vui vẻ với nhau.
“Khoảng 70% thực tập sinh kỹ năng trong độ tuổi từ 10 đến 20. Các thành viên của Adovo đều là học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học, đồng trang lứa với nhau nên đang chỉ dạy tiếng Nhật giống như chỉ dạy cho bạn bè mình. Cuộc trò chuyện giữa bạn bè với nhau rất sôi nổi nên kể cả những người không quen với cuộc trò chuyện hàng ngày cũng sẽ làm quen tương đối nhanh chóng. Đôi khi mọi người lo lắng rằng việc mình không có trình độ chuyên môn để dạy tiếng Nhật. Tuy nhiên, các thành viên phụ trách đã dành thời gian để tham giác các đào tạo và huấn luyện. Ngoài ra, cũng có giảng viên tiếng Nhật theo dõi giám sát. Lớp học của Adovo đang tập trung vào các bài giảng để giao tiếp chứ không phải để thi cử. Chúng tôi tiếp xúc với nhau như bạn bè như đi ăn sau giờ học và đi chơi vào những ngày nghỉ”.
Cả thực tập sinh và thành viên đều trải qua những khoảng thời gian vui vẻ trong lớp học 1 lần mỗi tuần.
Anh Matsuoka nói rằng “Có lẽ điều mà thực tập sinh mong muốn là tìm kiếm bạn bè hơn là các lớp học tiếng Nhật. Cũng có những thực tập sinh sống lẻ loi ở địa phương, v.v., có người còn nói ‘Rất vui khi có những người bạn người Nhật Bản’ khi tham gia lớp học của Adovo. Tôi nghĩ việc cùng nhau cố gắng như những người bạn quan trọng hơn là chỉ dạy cho họ”
Để họ có thể yên tâm đến Nhật Bản


Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho người nước ngoài và thực tập sinh kỹ năng sống tại Nhật Bản là họ không biết về văn hóa và phong tục của Nhật Bản. Kể cả cách vứt bỏ rác cũng có sự khác biệt giữa nước mình và Nhật Bản. Đối với thực tập sinh kỹ năng, họ có cơ hội học tập tiếng Nhật, tìm hiểu về tập quán và quy tắc ứng xử của Nhật Bản khoảng 6 tháng đến 1 năm tại trung tâm đào tạo của tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trước khi đến Nhật Bản nhưng rất khó để truyền tải hết những nội dung chi tiết, v.v. Vì vậy, Adovo đã bắt đầu buổi hội thảo trước khi đến Nhật Bản. Đối với nỗ lực bắt đầu từ mong muốn giúp thực tập sinh biết một chút về Nhật Bản trước khi đến Nhật Bản cũng như mong họ có được một cuộc sống thoải mái tại Nhật Bản của các thành viên, hiện tại, chúng tôi đang liên kết với các tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Philippines để thực hiện nhưng để đạt được điều này phải trải qua nhiều khó khăn.
Anh Matsuoka nói “Tôi bắt đầu bằng việc liên hệ với các tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc thông qua các cuộc gọi điện thoại quốc tế và email. Lúc đầu, tôi chỉ nhận được 1 phản hồi trong số 20 nơi đã liên hệ. Bây giờ thì cho dù không làm gì cũng nhận được liên hệ từ phía bên kia. Chúng tôi cũng nhận được những phản hồi tích cực từ các tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc như ‘Đây là một cơ hội quý giá có thể giao lưu với các sinh viên đồng trang lứa người Nhật Bản trước khi làm việc tại Nhật Bản’.
Ngoài ra, Adovo cũng phái cử các thành viên đến Việt Nam để tìm hiểu về môi trường mà các thực tập sinh đã từng sinh sống. Đây là một trải nghiệm độc đáo khi sống cùng với các thực tập sinh kỹ năng tiềm năng tại một tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc ở Việt Nam.
“Tôi nghĩ rằng đây là nỗ lực đầu tiên ở Nhật Bản. Sống cùng nhau trong 2 tuần, trải qua 24 giờ mỗi ngày cùng nhau. Có những điều sẽ không thể biết được nếu không sống cùng nhau, có những điều chỉ có thể nhìn thấy khi sống cùng nhau. Nếu biết được môi trường mà những thực tập sinh lớn lên thì chẳng phải là có thể hiểu rõ hơn và giảm thiểu được các rắc rối hay sao”
Anh Matsuoka cũng trải nghiệm “Cùng sinh sống” thông qua các hoạt động tích cực.
Mở rộng mạng lưới và chia sẻ bí quyết của hoạt động cũng như quan điểm về “Cùng sinh sống” trên khắp đất nước


Matsuoka nói rằng “Tôi nghĩ Adovo là một tổ chức có thể giao lưu quốc tế một cách dễ dàng”. Nhận xét của các thành viên cũng cho thấy được hoạt động viên mãn.
- “Tôi đã có được nhiều trải nghiệm quý giá mà học sinh trung học phổ thông không thể có được”
- “Hầu hết các thành viên cùng trang lứa nên rất dễ giao tiếp”
- “Tôi đã nghĩ rằng đây chỉ đơn thuần là tổ chức có thể giao lưu với người nước ngoài nhưng hóa ra không phải vậy. Đó là một tổ chức rất thú vị, có thể trải nghiệm nhiều thứ khác nhau như các vấn đề xã hội liên quan đến người lao động nước ngoài và đào tạo tiếng Nhật, v.v.”
Ngoài ra, anh Matsuoka cũng nói về những nỗ lực trong tương lai như sau.
“Tôi cảm thấy ý thức về cộng sinh đa văn hóa đang dần lan rộng trong giới trẻ cùng trang lứa. Trong tương lai, tôi muốn mở chi nhánh ở nhiều nơi và xây dựng một mạng lưới rộng khắp cả nước. Cho dù không phải dưới hình thức Adovo, tôi cũng vẫn muốn lan rộng bí quyết của hoạt động này.
Ngoài ra, trong hoàn cảnh này, tôi cũng rất muốn tiếp tục nâng cao nhận thức để ngăn chặn các vấn đề mang thai ngoài ý muốn của thực tập sinh. Khi mang thai ở một đất nước có ngôn ngữ và tập quán hoàn toàn khác như Nhật Bản, có rất nhiều trường hợp bị cô lập. Là một phần của buổi hội thảo tại các tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, chúng tôi sẽ hợp tác với Tổ chức phi lợi nhuận Mother's Tree Japan để định kỳ tổ chức các buổi hội thảo về việc mang thai”.
Khi số lượng người nước ngoài sống ở Nhật Bản tăng lên, số lượng sinh viên học sinh có suy nghĩ về việc cộng sinh đa văn hóa cũng ngày càng tăng. Nếu bí quyết của hoạt động và quan điểm “Cùng sinh sống” được truyền bá và lan rộng đến học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học trên khắp đất nước tán thành với Adovo thì tôi tin rằng số lượng người nước ngoài có thể an tâm sinh sống tại Nhật Bản tăng lên.
Tổ chức phi lợi nhuận Adovo sẽ tiến hành gây quỹ cộng đồng từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 8 tháng 7. Chúng tôi đang kêu gọi sự giúp đỡ để mở rộng chi nhánh trên toàn quốc và hỗ trợ người lao động nước ngoài ở nhiều khu vực hơn.
“Rất mong nhận được sự giúp đỡ để chúng tôi có thể triển khai hoạt động hỗ trợ cho thực tập sinh kỹ năng bởi học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học đến nhiều khu vực hơn trên cả nước!” Chúng tôi đã nhận được thông điệp từ anh Matsuoka như trên.
Vui lòng xem trang này để biết thêm thông tin chi tiết.
NPO法人Adovo (congrant.com)